Tìm hiểu về Trình độ văn hóa trong đơn xin việc
Được viết bởi Nguyen Phuc Nguyen Le, Tác giả • Cập nhật lần cuối vào 10 tháng 1 năm 2025

Trình độ văn hóa trong đơn xin việc

Những ai bắt đầu tìm hiểu về việc viết CV, chuẩn bị hồ sơ tuyển dụng hẳn cũng từng tự hỏi trình độ văn hóa trong đơn xin việc là gì. Trong một bản CV, Giáo dục hay Trình độ văn hóa là mục để bạn chia sẻ thông tin về học vấn, bằng cấp của mình. Tuy là một mục ngắn gọn, không mất nhiều thời gian để trình bày, có rất nhiều vấn đề liên quan đến mục Giáo dục có thể được thảo luận và tìm hiểu kỹ hơn để có được một bản CV hoàn chỉnh, không gặp lỗi nào ở mục này. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về mục Giáo dục trong CV và nắm chi tiết cách trình bày nội dung cho mục này.

Tạo CV

Vì sao nội dung về Giáo dục lại quan trọng trong CV?

Giáo dục hay trình độ văn hóa trong đơn xin việc là nội dung đặc biệt quan trọng, giúp nhà tuyển dụng an tâm rằng bạn được trang bị kiến thức đầy đủ cho vị trí bạn ứng tuyển - một điều kiện quan trọng để CV của bạn được cân nhắc cho vòng tuyển dụng tiếp theo.

Có những vị trí công việc bạn có thể chứng minh kỹ năng, kiến thức qua thành phẩm như vị trí thiết kế đồ họa, biên tập video, thì mục Giáo dục không đóng vai trò đặc biệt quan trọng nữa nhưng vẫn là nội dung cần có trong CV xin việc.

Cách chia sẻ thông tin về Giáo dục trong CV

Một số lời khuyên về cách chia sẻ thông tin về Giáo dục bạn có thể tham khảo để áp dụng cho CV của mình:

  • Đây đều là các thông tin sẵn có, bạn chỉ cần liệt kê theo đúng thực tế. Ngoài tên trường, tên chuyên ngành, thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành chương trình học, bạn có thể chia sẻ kết quả tốt nghiệp trong đó có xếp loại tốt nghiệp và điểm trung bình cuối chương trình học (GPA).
  • Tất cả thông tin trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch có thể được nêu một cách ngắn gọn, không cần diễn giải trừ khi thật cần thiết. Trong CV của mọi ngành nghề, đây là mục ngắn gọn và dễ viết nhất.
  • Nếu bạn có tham gia các khóa học để lấy chứng chỉ nghiệp vụ, khóa đào tạo chuyên sâu, v.v. liên quan trực tiếp đến vị trí công việc đang ứng tuyển, đây là mục phù hợp để liệt kê tất cả những thông tin đó.

Expert tip:

Đối với những ai chưa có hoặc ít kinh nghiệm làm việc thực tế như sinh viên mới ra trường, mục Giáo dục nên được đặt trước các mục Kinh nghiệm, hay cả mục Kỹ năng, để nhà tuyển dụng chú ý hơn đến nền tảng kiến thức của bạn hơn là kinh nghiệm thực tế.

Định dạng mục Giáo dục trong CV

Cũng như các mục nội dung khác có trong một bản CV, Giáo dục là một mục riêng biệt, có đề mục rõ ràng - thường được đặt là “Giáo dục”, “Học vấn”, “Trình độ học vấn” hay “Trình độ văn hóa”.

Nếu chọn đặt tên mục này là “Giáo dục”, bạn có thể chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến giáo dục, bao gồm cả các chứng chỉ trong mục này. Nhưng nếu đặt là “Học vấn”, bạn cần phải tách riêng thêm một mục Chứng chỉ, nếu có các chứng chỉ liên quan đến công việc. Lý do là vì cụm từ Giáo dục bao hàm rộng hơn, đầy đủ hơn còn Học vấn chỉ đang đề cập đến khía cạnh mức độ, cấp bậc nhiều hơn.

Bàn sâu hơn về định dạng văn bản, phần tiêu đề sẽ được định dạng với cỡ chữ lớn hơn, đậm hơn, giống với tiêu đề của các mục khác trong CV. Ngoài ra, cần chú ý đến các điểm ngắt dòng, không ngắt dòng khi không gian đủ để bạn trình bày đầy đủ câu trên một dòng, và không ngắt dòng làm các từ ghép bị tách biệt. 

Ví dụ: Trường Đại <xuống dòng> học Mở - là điều không nên có trong CV.

Cách liệt kê thông tin khi có nội dung Giáo dục chưa hoàn thành

Nếu sử dụng CV để ứng tuyển khi chưa hoàn thành chương trình đào tạo, bạn vẫn nên đưa thông tin về chương trình đào tạo đó vào CV, và chú ý dùng từ “Nay” khi thể hiện thông tin thời gian hoàn thành. 

Ví dụ: Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh | 2022 - Nay.

Đây là cách tối ưu nhất để nhà tuyển dụng biết rằng bạn vẫn đang trong quá trình hoàn thành chương trình đào tạo. Trường hợp bạn muốn nhà tuyển dụng biết rõ hơn về thời điểm bạn tốt nghiệp chương trình đào tạo, thay vì “Nay”, bạn hãy để “[Năm] (Dự kiến)”. 

Ví dụ: Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh | 2022 - 2026 (Dự kiến).

Sự tương quan giữa mục Giáo dục trong CV và giai đoạn của sự nghiệp

Ở mỗi giai đoạn của sự nghiệp, ví dụ như Junior hay Senior, mảng giáo dục trong CV thường có một số điểm khác biệt nhất định. Ở những giai đoạn về sau, khi bạn đã tiến xa trên con đường sự nghiệp, thường để nâng cao tay nghề, thu được nhiều kiến thức hơn, bạn sẽ cần tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ, v.v. nên sẽ có thêm thông tin để bổ sung cho mục Giáo dục. Nhưng điều này không áp dụng cho tất cả ngành nghề, vì vậy bạn chỉ cần căn cứ theo đúng thực tế của bản thân để thể hiện thông tin cho mục này.

“Có những vị trí công việc bạn có thể chứng minh kỹ năng, kiến thức qua thành phẩm như vị trí thiết kế đồ họa, biên tập video, thì mục Giáo dục không đóng vai trò đặc biệt quan trọng nữa nhưng vẫn là nội dung cần có trong CV xin việc.”

Lời khuyên để có nội dung Giáo dục phù hợp cho CV

Sau đây là một số lời khuyên để giúp bạn có một mục Giáo dục phù hợp cho CV của mình:

  • Thông thường, một người chỉ có một tấm bằng chứng nhận hoàn thành bậc đại học, tốt nghiệp một chuyên ngành - đây cũng là điều thường thấy trên CV. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người học đa ngành, học văn bằng 2. Nếu bạn thuộc nhóm này, khi viết mục Giáo dục cho CV, bạn cần dựa trên công việc mình ứng tuyển để liệt kê thông tin liên quan nhất cho phần này, không cần nêu đầy đủ.
  • Nếu tất cả bằng cấp đều liên quan đến công việc bạn ứng tuyển, hãy liệt kê đầy đủ, xếp thông tin gần đây hơn ở trước. Nếu nghề nghiệp chuyên môn trong sơ yếu lý lịch không liên quan trực tiếp đến bằng cấp duy nhất mà bạn có, nên diễn giải về sự khác biệt giữa mặt giáo dục và sự nghiệp bạn đang hướng đến, khả dĩ nhất là trong phần Giới thiệu bản thân.
  • Để xét tính phù hợp về mặt nội dung, bạn cần dựa theo thông tin bài đăng tuyển dụng, xác định yêu cầu công việc liên quan nhất đến thông tin về giáo dục nào từ phía bạn để trình bày cho hợp lý nội dung trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch của mình.

Sai lầm thường gặp khi chia sẻ thông tin về Giáo dục trong CV

Dù có độ dài khiêm tốn, không phải CV của ai cũng có có mục Giáo dục hoàn hảo, sau đây là một số sai lầm thường gặp ở mục Giáo dục trong CV:

  • Đầu tiên phải kể đến việc cung cấp sai thông tin vì vô ý, đó là các lỗi chính tả, sai tên trường, tên chuyên ngành, thời gian bắt đầu/kết thúc chương trình đào tạo, v.v. Có thể tránh được lỗi này bằng cách đọc lại kỹ lưỡng CV trước khi sử dụng cho hồ sơ ứng tuyển.
  • Sai lầm tiếp theo là trường hợp người viết CV cố ý viết sai sự thật về học vấn, nền tảng giáo dục của mình với mục đích được nhà tuyển dụng ưu ái lựa chọn. Dù không quá phổ biến, đây vẫn là điều cần lưu ý để không ai gặp phải sai lầm này. Có một sự lầm tưởng rằng nhà tuyển dụng chỉ đọc lướt qua các thông tin được chia sẻ trong CV, nhưng thực tế là mọi thông tin đều có thể được kiểm chứng, nên việc gian dối khi chia sẻ thông tin là tuyệt đối không nên.
  • Nhấn mạnh một số lưu ý về nội dung bạn chia sẻ trong mục Giáo dục, đó là cần thật chi tiết, chính xác đến từng từ trong tên trường và tên chuyên ngành, không nêu chung chung, thiếu bất kỳ thông tin liên quan nào. Có thể tham khảo các mẫu CV sẵn có của chúng tôi để nắm cách viết phần này.

Tổng kết về nội dung Giáo dục trong CV

Nội dung trên đây đã khái quát những điều bạn cần chú ý và nắm khi chia sẻ thông tin ở mục Giáo dục trong CV. Nhìn chung, Giáo dục là một mục phải có trong CV, tuy ngắn nhưng đóng vai trò rất quan trọng đối với CV của mọi ngành nghề, lĩnh vực. Có một số điều cần lưu ý được chia sẻ chi tiết trong bài này như định dạng, cách viết… sẽ giúp bạn thể hiện phần này hiệu quả nhất có thể.

Đối với ứng viên mới tham gia thị trường lao động ở Việt Nam, bạn có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi như Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm để biết thêm thông tin về các mục khác và từ đó tự tin hơn với CV của mình.

Chia sẻ qua:
Nguyen Phuc Nguyen Le
Nguyen Phuc Nguyen Le
LinkedIn
Tác giả
As an HR writer who comes from legal background, Nguyen’s geared and inspired to provide jobseekers with precise, insightful guides and articles to help them prepare for the journey ahead.

Tạo ấn tượng bằng CV của bạn

Tạo và tải xuống một bản CV chuyên nghiệp thật dễ dàng và nhanh chóng.

Tạo CV