Mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm
Được viết bởi Nguyen Phuc Nguyen Le, Tác giả • Cập nhật lần cuối vào 3 tháng 12 năm 2024

Mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm

Dù bạn còn ngồi trên ghế nhà trường, hay đã hoàn thành việc học và đang chuẩn bị cho hành trình sự nghiệp phía trước thì việc có một bản CV chất lượng là điều quan trọng và cần hoàn thành sớm, để hồ sơ của bạn luôn sẵn sàng khi cơ hội ứng tuyển công việc phù hợp đến với bạn. Đây là bài viết hướng dẫn kèm mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.

Tạo CV

Các mục quan trọng đối với CV xin việc cho sinh viên

Lưu ý, nội dung dưới đây tuy sử dụng cụm từ sinh viên là chủ yếu, nhưng cũng có thể được áp dụng để tạo thành mẫu cv cho sinh viên chưa tốt nghiệp.

Trong một bộ hồ sơ ứng tuyển, CV, còn được gọi là CV xin việc, có thể được xem là thành phần quan trọng nhất, là tấm danh thiếp đặc biệt để nhà tuyển dụng đánh giá được sơ bộ sự phù hợp của bạn ở vị trí bạn đang ứng tuyển. Tuy CV là một thuật ngữ phổ biến, chỉ về một loại văn bản thường giống nhau về mặt hình thức, nhưng tùy vào bối cảnh của người sử dụng, CV sẽ cần có nội dung khác nhau cho phù hợp.

Với những người (rất có khả năng) chưa có kinh nghiệm như sinh viên chưa tốt nghiệp hay vừa tốt nghiệp, sẽ cần có một mẫu CV xin việc với bố cục và đặc biệt là nội dung đặc thù để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng. Cụ thể, sẽ cần có các phần như dưới đây:

Thông tin cá nhân

Đây là phần bắt buộc có và không có gì cần điều chỉnh kể cả đối với CV xin việc cho sinh viên. Trong phần này, bạn cần liệt kê được họ và tên, tuổi (thông tin này giúp giải thích thêm cho việc vì sao bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về sau), địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email - là những thông tin quan trọng nhất. Ngoài ra, bạn có thể thêm đường dẫn đến hồ sơ Linkedin. Chỉ mất ít phút để tạo tài khoản Linkedin và liệt kê thông tin, đây sẽ là một trang hồ sơ trực tuyến, nơi bạn có thể học hỏi, thu thập thông tin, kiến thức hữu ích về công việc, chuyên môn, học thuật, và cả kết nối với những ứng viên cùng trang lứa, bậc tiền bối, hay cả nhà tuyển dụng.

Giới thiệu về bản thân

Khi chưa có kinh nghiệm thực tế, thành tích nổi bật trong công việc hay độ chín về mặt chuyên môn để gây ấn tượng, bạn có thể sử dụng phần này để nhà tuyển thấy được nhiệt huyết, định hướng của bản thân ở giai đoạn mới tham gia thị trường lao động này. Nếu bạn có các hoạt động đáng chú ý trong thời gian học ở trường, đi thực tập, v.v., hoàn toàn có thể nêu vắn tắt một cách hợp lý trong phần này.

Giáo dục, hoạt động ngoại khóa, thực tập

Vì còn đang trên ghế nhà trường hoặc vừa hoàn thành chương trình đào tạo, đây chính là phần bạn có nhiều nội dung nhất để thể hiện. Những thông tin bạn có thể nêu ở phần này là trường bạn theo học, tên chuyên ngành, thời gian bắt đầu và kết thúc chương trình học, điểm trung bình, xếp loại tốt nghiệp (đối với sinh viên đã tốt nghiệp). Một số thông tin khác nếu bạn thấy liên quan, phù hợp với công việc mình ứng tuyển: đồ án tốt nghiệp, các bài nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu, v.v. trong quá trình học, thực tập.

Kỹ năng

Dù chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, hoàn toàn có thể nêu các kỹ năng bạn đã có được qua quá trình đào tạo, như thành thạo các ứng dụng Google Workspace hay phần mềm Microsoft Office, Nghiên cứu, Báo cáo, v.v. Và còn có các kỹ năng mềm bạn có thể “flex” như giao tiếp, làm việc nhóm,... để CV cho người mới bắt đầu thêm phong phú và tăng tính thuyết phục. Hãy đảm bảo lọc những kỹ năng phù hợp nhất với công việc bạn đang nhắm ứng tuyển.

Kinh nghiệm

Những thông tin như công ty bạn đã tham gia thực tập, công việc bán thời gian bạn làm trong quá trình đi học (nếu có), dự án cá nhân, hoạt động tình nguyện… cũng có thể được đặt trong phần Kinh nghiệm để nhà tuyển dụng thấy được bạn đã dành thời gian để làm gì, thu được những kinh nghiệm gì ngoài kiến thức học được ở trường trong thời gian đi học. Vị trí của phần Kinh nghiệm có thể được đặt ở vị trí như chúng tôi trình bày trong bài này, sau Giáo dục và Kỹ năng, nếu bạn không có nhiều nội dung để trình bày.

Nội dung khác

Ngoài những nội dung trên, bạn có thể cho nhà tuyển dụng biết về những ngôn ngữ mình giỏi, trình độ ở mỗi ngôn ngữ đó, chứng chỉ ngoại ngữ (như IELTS, TOEFL, TOPIK, JLPT, HSK…). Sở thích cũng là thông tin thú vị và phù hợp với một số vị trí công việc nhất định. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển cho vị trí bán hàng hay marketing cho nhãn hàng áo quần thể thao, thì sở thích xem hay chơi đá bóng, pickleball… xuất hiện trên CV là điều hoàn toàn hợp lý.

Thông tin tham chiếu - những người có thể cung cấp nhận xét, lời giới thiệu về bạn về mặt chuyên môn, học thuật - là thông tin rất giá trị đối với ứng viên là sinh viên. Nếu bạn có thể cung cấp thông tin tham chiếu trong CV xin việc cho sinh viên, giúp tăng độ tin cậy trong mắt nhà tuyển dụng.

Lời khuyên dành cho sinh viên khi viết CV

Việc không có nhiều kinh nghiệm không phải là điểm bất lợi của bạn, quan trọng là bạn phải xác định được công việc phù hợp bằng cách đọc mô tả công việc, yêu cầu… Hạn chế việc ứng tuyển công việc ngoài khả năng và chỉnh sửa CV theo hướng “không trung thực” để có được công việc, dù bản thân không đáp ứng được các yêu cầu.

Bạn và các ứng viên cùng lứa tuổi đều có mặt bằng chung tương đối giống nhau, nhưng mỗi người đều có những giá trị và cách thể hiện giá trị riêng, hãy chú tâm trong quá trình chuẩn bị tư liệu và viết để có một bản CV thật chất lượng.

Bạn có thể sử dụng mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm có trên công cụ tạo CV của CVwizard để có thể tạo CV một cách thuận tiện, nhanh chóng. Nếu không có yêu cầu đặc biệt từ phía nhà tuyển dụng, bạn không cần thay đổi mặc định của CV (phông chữ, cỡ chữ, giãn dòng, và màu sắc).

Về bố cục, như có đề cập ở phần trên, ở thời điểm chưa có nhiều kinh nghiệm “thực chiến”, bạn có thể đặt mục Kinh nghiệm ở sau, để các phần như Giáo dục, Kỹ năng được chú ý hơn, dễ thuyết phục nhà tuyển dụng đọc hết CV hơn, từ đó tăng khả năng cân nhắc mời bạn phỏng vấn cho vị trí.

Để CV của bạn phù hợp với nội dung tuyển dụng, trước khi gửi hồ sơ ứng tuyển, bạn cần đọc lại và sửa CV nếu cần thiết. Công cụ CV của chúng tôi sẽ giúp bạn chỉnh sửa và tải xuống để có một bản CV xin việc đơn giản cho sinh viên.

Chặng đường sự nghiệp chờ đón bạn!

CV rất quan trọng trong hồ sơ ứng tuyển và cả quá trình ứng tuyển, vì vậy, hy vọng bạn có thể dành thời gian tham khảo bố cục và một số lời khuyên trên đây để có cho mình một bản CV chất lượng nhất có thể. Dù bạn mong được sớm gửi hồ sơ để đến gần hơn với công việc nhưng không thể vội vàng và bỏ sót những điều dù nhỏ nhưng quan trọng như trong nội dung bài có nêu, vì điều đó có thể khiến CV của bạn mất điểm, không được nhà tuyển dụng lựa chọn. Chúc bạn thành công với chặng đường sự nghiệp của mình!

Chia sẻ qua:
Nguyen Phuc Nguyen Le
Nguyen Phuc Nguyen Le
LinkedIn
Tác giả
As an HR writer who comes from legal background, Nguyen’s geared and inspired to provide jobseekers with precise, insightful guides and articles to help them prepare for the journey ahead.

Tạo ấn tượng bằng CV của bạn

Tạo và tải xuống một bản CV chuyên nghiệp thật dễ dàng và nhanh chóng.

Tạo CV